Kiến trúc nội thất I-Smart Việt Nam

Số 24 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
»
»
Gỗ sồi – Những ưu điểm và nhược điểm của gỗ sồi

Gỗ sồi – Những ưu điểm và nhược điểm của gỗ sồi

Gỗ sồi là gì?

Gỗ Sồi hay còn được biết đến với tên Oak (theo tiếng anh) là dòng gỗ được nhập khẩu từ những quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ và 1 số nước khu vực Châu Âu.

Gỗ Sồi là loại gỗ chiếm diện tích phần lớn trong các rừng phương Tây. Tính chất gỗ cứng, phát triển được ở những vùng có khí hậu ốn đới. Nó tìm thấy nhiều nhất ở lãnh thổ Mỹ.

Gỗ sồi - Những ưu điểm và nhược điểm của gỗ sồi

Phân loại gỗ sồi

Về phân loại gỗ Sồi, có 2 cách phân loại như sau:

  • Phân theo khu vực trồng: Có 2 loại chính là sồi Nga và sồi Mỹ
  • Phân theo màu sắc gỗ: Có sồi Trắng và sồi Đỏ

Sồi Trắng (White Oak)

  • Là kiểu gỗ mang độ cứng 6049N, khối lượng trung bình đạt khoảng gần 770kg/m3. Về màu sắc, dát gỗ có màu nhạt, tâm của nó thay đổi màu sắc từ nâu nhạt tới nâu đậm.
  • Đường vân của sồi Trắng thường thẳng, thớ mặt thô, tia gỗ dài hơn so với loại sồi màu đỏ
  • Sồi Trắng được biết với tâm mang khả năng chống sâu mọt cực tốt nhờ việc chứa hàm lượng tanin trong đó cao.

Sồi Đỏ

  • Sồi Đỏ (Red Oak) mang khối lượng trung bình 753 kg/m3, độ cứng trong khoảng 6583N. Về màu gỗ, dát của chúng có màu từ trắng tới nâu nhạt, phần tâm gỗ màu nâu đỏ hồng.
  • Tính chất gỗ Sồi Đỏ rất cứng, nặng, cầm cực chắc tay. Ngoài ra, nó còn có khả năng chịu lực xoắn và nén khá cao. Hơn nữa, lại cực dễ uốn cong nếu bị hơi nước phả vào
  • Dựa trên những đặc tính trên, có thể thấy gỗ sồi trắng sẽ chất lượng hơn gỗ sồi đỏ vì: nó có độ chống thấm tốt, đường vân gỗ đa dạng, đẹp hơn, và có thể chống chịu nước cao.

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ sồi

Ưu điểm

  • Chịu máy tốt, có độ bám dính chắc chắn vào đinh tốt dù là khoan ngay trước thời điểm đóng
  • Tâm sồi Gỗ có thể chống sâu, mối mọt cực kỳ tốt, hoàn toàn không hề thấm chất bảo quản
  • Chống chịu tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt do được sinh trưởng ở nơi khí hậu lạnh giá
  • Kết cấu gỗ chắc chắn, mềm, khối lượng không quá nặng
  • Đường vân gỗ sồi tương đối đều, nhìn khá đẹp mắt
  • Có độ bóng, giúp các sản phẩm là từ gỗ này thêm bóng, đẹp hơn
  • Gỗ Sồi nếu có tuổi cao thì thành phẩm gỗ sẽ cực chất lượng, đường vân đẹp. Hơn nữa, mang khả năng chịu được những lực tác động lớn từ ngoại cảnh gây ra
  • Cực chắc, nặng, chịu nén tốt, dễ uốn khi gặp nước

Nhược điểm

  • Gỗ sẽ phản ứng vớt sắt nên khi tiến hành khai thác cần dùng đinh mạ kèm nhằm tránh sự cố đáng tiếc xảy ra
  • Gỗ có tính khô khá chậm nên khi tiến hành làm gỗ cần cẩn thận để nó không bị rạn ra
  • Gỗ dễ bị biến dạng khi đã khô do có độ co rút khá lớn
  • Như vậy, có thể thấy rằng, gỗ Sồi là loại gỗ tốt, có thể ứng dụng để sản xuất nhiều loại đồ nội thất khác nhau cho gia đình, cơ quan, tổ chức…

Đặc trưng nổi bật khiến gỗ sồi được ưa chuộng

  • Thân thiện với môi trường: Do được làm 100% từ gỗ sồi có trong thiên nhiên nên sàn gỗ loại này sẽ cực thân thiện với môi trường, không hề lo độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Thích nghi tốt với mọi thời tiết: Cây gỗ Sồi thường sống trong điều kiện khí hậu lạnh tốt, nên dù nhiệt độ có nóng hay rét buốt thì sàn gỗ mẫu này vẫn chống chịu cực tốt.
  • Nói không với hiện tượng cong vênh: Sàn gỗ Sồi hiện nay hầu hết được trải qua công nghệ sấy cực tốt. Qua đó, nâng cao độ bền chắc cho sàn. Đồng thời, giúp gỗ tránh được hiện tượng cong vênh, nứt nẻ, mối mọt tấn công.
  • Sàn gỗ nhìn hiện đại, sạch đẹp và cực nhẵn bóng: Sàn gỗ Sồi giữ nguyên vân của gỗ nên nhìn rất tự nhiên, sắc nét, sạch sẽ mã cực đẹp, trơn bóng.

Phân biệt gỗ sồi và gồ tần bì

Gỗ sồi - Những ưu điểm và nhược điểm của gỗ sồi

Yếu tố Gỗ sồi Gỗ tần bì
Đặc tính vật lý – Sồi có khả năng chịu lực tổng thể rất tốt và khả năng này tương ứng với trọng lượng của gỗ.
– Độ kháng va chạm của gỗ sồi thuộc loại tốt. Gỗ khá cứng và có thớ chặt hơn gỗ Tần Bì.
– Lõi sồi có khả năng kháng mối mọt tốt.
– Sồi dễ bị biến dạng và cong vênh khi môi trường thay đổi.
– Một số loại sồi có phản ứng với đinh sắt nên phải dùng ốc vít hoặc đinh mạ kẽm.
– Gỗ Tần bì có cấu tạo thớ gỗ to, thô và mềm hơn gỗ Sồi.
– Phần lõi của gỗ thường ít bị mối mọt, tuy nhiên, phần dát thì lại bị nhiều.
– Dễ bị co dãn và cong vênh khi thời tiết biến đổi.
– Độ bám đinh của gỗ Tần Bì tốt, bám ốc và dính keo đều tốt, có thể sơn màu hoặc đánh bóng thành phẩm tùy theo mục đích sử dụng.
Vân gỗ – Vân gỗ sồi có màu sậm
– Vân gỗ đứt quãng và chạy dọc theo thớ gỗ.
– Vân gỗ Sồi có cấu tạo thớ gỗ nhỏ với nhiều đường kẻ li ti và ít có khả năng co dãn khi biến đổi thời tiết hơn gỗ Tần Bì.
– Vân gỗ Tần Bì có màu từ nhạt cho đến gần như trắng, tâm gỗ thường có màu sắc đa dạng từ nâu xám cho đến nâu nhạt hoặc là vàng nhạt sọc nâu.
– Vân gỗ thẳng và có mặt gỗ thô đều với nhau.
– Vân gỗ Tần Bì có cấu tạo thớ gỗ to, thô và mềm, có khả năng có dãn khi thời tiết biến đổi nhiều hơn gỗ Sồi.
Màu sắc Gỗ Sồi sáng màu nhưng thường vẫn tối hơn gỗ Tần Bì. Gỗ Tần Bì thường sáng hơn và màu ngả vàng hơn gỗ Sồi.

Ứng dụng của gỗ sồi trong nội thất

Gỗ Sồi thường được ứng dụng trong đời sống để làm ra các sản phẩm nội thất cao cấp như: Bàn ghế, sàn nhà, giường, tủ…

So với Sồi Đỏ, dòng Sồi Trắng được sử dụng nhiều hơn để sản xuất đồ nội thất do màu gỗ sang trọng, tôn lên sự hiện đại, tiện nghi cho không gian nội thất nhà ở hiện nay.

 

Kiến trúc nội thất I-Smart Việt Nam
– Website: http://ismartvietnam.com
– Fanpage: Kiến trúc nội thất I-Smart Việt Nam
– Hotline: 0795.869.555 – 0944.909.333

Facebook
Twitter
LinkedIn