Kiến trúc nội thất I-Smart Việt Nam

Số 24 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
»
»
Đặc điểm của gỗ sưa – Ứng dụng trong thiết kế nội thất

Đặc điểm của gỗ sưa – Ứng dụng trong thiết kế nội thất

Gỗ sưa là một loại gỗ tự nhiên quý hiếm, mang lại giá trị kinh tế cao. Những sản phầm nội thất được sản xuất từ loại gỗ này luôn được các địa gia yêu thích và săn đón, bởi nó giúp khẳng định được vị thế, sự đẳng cấp của gia chủ. Đồng thời, không gian sống sở hữu nội thất gỗ sưa cũng mang lại sự sang trọng, quý phái.

Tổng quan về gỗ sưa

Gỗ sưa là gì?

Gỗ sưa hay còn có các tên gọi khác như: gỗ huê, gỗ huỳnh, trắc thối,… Cây gỗ sưa thuộc cây thân gỗ họ Đậu, cây sưa có chiều cao trung bình từ 10 – 15m, thân cây màu xám hoặc vàng nâu.
Lá cây sưa mọc cách, có cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi lá kép có từ 9-17 lá chét đính so le trên cuống chính. Lá chét hình xoan, có mũi nhọn, đuôi tròn, mặt dưới phiến lá thường có màu tái trắng. Kích thước lá chét dài từ 6–9 cm, rộng từ 3–5 cm, lá ché đính ở đầu cuống kép thường có kích thước lớn hơn các lá còn lại. Loại gỗ này có giá trị kinh tế cao, phân bố nhiều ở Việt Nam, rải rác tại đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Đặc điểm của gỗ sưa - Ứng dụng trong thiết kế nội thất

Đặc điểm của gỗ sưa

Ở Việt Nam, gỗ sưa thuộc nhóm gỗ quý hiếm và bị cấm khai thác.Gỗ này có độ bền cao, không bị ngấm nước, co ngót, đặc biệt, nó có khả năng chống mối mọt, ẩm mốc tốt.
Hiện nay, nó có hai loại là gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ. Tuy nhiên, gỗ sưa đỏ mang giá trị kinh tế cao hơn.

Đặc điểm của gỗ sưa - Ứng dụng trong thiết kế nội thất
– Gỗ sưa trắng:
Loại cây này được trồng chủ yếu làm cây xanh ở công viên, ven đường… với thân cây màu xanh, trơn nhẵn và không xù xì, lá cây thường đối xứng. Loại sưa trắng có hoa nở đẹp, mùi thơm dễ chịu, trái đốt không có mùi đặc biệt. Lớp thịt bên ngoài của gỗ khá dày, có màu nhợt nhạt đồng thời hoa văn cũng mảnh nhỏ và không sắc nét.

– Gỗ sưa đỏ:
Thân cây thường có màu xám hoặc màu kem sữa, thân xù xì, khi già vỏ cây sẽ bị nứt dọc, lá cây so le. Hoa của Sưa đỏ cũng tương tự loại trắng nhưng quả kết từng chùm và khi đốt có mùi thối đặc trưng.
Về vân gỗ, sưa trắng chỉ có vân gỗ hai mặt còn gỗ sưa đỏ có vân gỗ ở cả bốn mặt, nổi lên thành từng lớp với thớ gỗ nhỏ, mịn, có màu hồng hoặc đỏ sẫm, thi thoảng có đan xen thớ gỗ màu đen.

Đặc điểm của gỗ sưa - Ứng dụng trong thiết kế nội thất

Ngoài ra còn có loại gỗ Sưa vàng với gỗ, màu vàng nhạt, lõi gỗ thì thẫm hơn, có mùi thơm hấp dẫn vậy nên khi ứng dụng trong đời sống, chúng được sử dụng để đóng các sản phẩm nội thất, làm vòng tay hoặc cất lấy tinh dầu, dùng làm hương (nhang) đốt rất tốt.

Ứng dụng của gỗ sưa trong thiết kế nội thất

Gỗ sưa được sử dụng chủ yếu để sản xuất giường ngủ, kệ tủ, bàn ghế,…

Đây là loại gỗ luôn là lựa chọn hàng đầu trong sản xuất nội thất cho giới nhà giàu, bất kể giới nhà giàu nào chơi đồ gỗ cũng đều sắm cho mình 1 sản phẩm từ nó trị giá hàng chục tỷ.

Không phải ai cũng có thể bỏ ra 1 số tiền lớn đến vậy để sắm nội thất làm từ gỗ sưa.

Gỗ sưa có thể làm giường ngủ, bàn ghế, tủ, cầu thang,…. Gỗ xưa có màu từ vàng nhạt đến nâu tím. Khi sờ vào cảm giác trơn như ngọc.

Đặc điểm của gỗ sưa - Ứng dụng trong thiết kế nội thất

Khác với các loại gỗ tự nhiên khác chỉ có vân gỗ 2 mặt, loại gỗ này có tới 4 mặt vân gỗ. Vân gỗ ngay ngắn, rõ ràng theo vòng. Vân gỗ tinh tế, sinh động nên dễ biến hóa khi tạo hình, đạt hiệu quả trang trí cao.

Độ bền của sưa rất cao, giúp nội thất sử dụng nhiều năm vẫn giữ được vẻ đẹp. Ngay cả khi ngấm nước hoặc các điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì chất gỗ vẫn được đảm bảo.

Ngoài ra, loại gỗ này còn được sử dụng để làm những vật phẩm tâm linh như: bàn thờ, đồ thờ cúng, vòng phong thủy, tượng,…

Đặc điểm của gỗ sưa - Ứng dụng trong thiết kế nội thất

Cách bảo quản, vệ sinh nội thất gỗ sưa

Vị trí đặt đồ nội thất gỗ sưa

Để bảo quản tốt nhất giúp tăng tuổi thọ cho đồ nội thất gỗ sưa, cần đặt chúng ở nơi có độ ẩm thích hợp. Để tránh những nơi ẩm ướt như nhà tắm, phòng giặt đồ, bếp.Bạn cũng không nên để nội thất gỗ ở những nơi có ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, nơi gần lò sưởi, bộ tản nhiệt hay lỗ thông máy điều hòa để gỗ không bị cong vênh, nứt, phai màu…

Vệ sinh nội thất gỗ sưa

Lưu ý quan trọng khác là bạn cần thường xuyên lau chùi đồ gỗ sưa và nhanh chóng thấm khô các vết nước đổ trên bề mặt gỗ bằng khăn mềm. Việc lau chùi thường xuyên sẽ giúp lấy đi lớp bụi bẩn, dầu mỡ… những chất làm xấu bề mặt gỗ. Bạn cũng nên tránh đặt các sản phẩm bằng cao su, nhựa trên đồ gỗ trong thời gian dài.

Trên đây là những chia sẻ của I-Smart Việt Nam về gỗ sưa. Mong rằng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế và thi công nội thất uy tín, hãy liên hệ với I-Smart Việt Nam. Với chính sách bảo hành bảo trì rõ ràng, chính sách bán hàng minh bạch, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn chúng tôi.

Kiến trúc nội thất I-Smart Việt Nam
– Website: http://ismartvietnam.com
– Fanpage: Kiến trúc nội thất I-Smart Việt Nam
– Hotline: 0795.869.555 – 0944.909.333
– Văn phòng: Tầng 2, số 24 Trần Kim Xuyến, Yên Hoà, Cầu Giấy , Hà Nội

Facebook
Twitter
LinkedIn